Nguyên tắc, lý thuyết và thực tiễn trong kiểm tra đánh giá ngôn ngữ.jpg

Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm Hội thảo

 

Tham dự Hội thảo có sự tham gia của Lãnh đạo và chuyên viên vụ, cục, Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia – Bộ Giáo dục và Đào tạo; các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên, thành viên các hiệp hôi về kiểm tra đánh gia ngoại ngữ, các tổ chức khảo thí trong và ngoài nước. Phát biểu khai mạc Hội thảo, Ông Trần Trọng Hưng – Phó Trưởng ban Đề án Ngoại ngữ Quốc gia cho biết, Hội thảo quốc tế khảo thí lần thứ 6 với chủ đề nguyên tắc, lý thuyết và thực tiễn thu hút hơn 200 chuyên gia, nhà nghiên cứu giáo viên, sinh viên và các đơn vị đánh giá đến từ 17 quốc gia không chỉ ở Châu Á mà còn từ các quốc gia khác trên thế giới. Hội thảo này bao quát các lĩnh vực như các nguyên tắc, lý thuyết trong kiểm tra, đánh giá ngôn ngữ, chính sách đánh giá ngôn ngữ và thực tiễn kiểm tra đánh giá ngôn ngữ. Hội thảo mong muốn cung cấp diễn đàn để trao đổi những khám phá, nghiên cứu ý tưởng, nguồn tài liệu và phương pháp của các nghiên cứu về đánh giá tiếng Anh của các nhà nghiên cứu, giáo viên, sinh viên… từ Châu Á và các quốc gia khác để từ đó đẩy mạnh mạng lưới hoạt động của đánh giá tiếng Anh, đáp ứng xu hướng mới trong việc dạy và học ngoại ngữ trong giai đoạn hiện nay.

Nguyên tắc, lý thuyết và thực tiễn trong kiểm tra đánh giá ngôn ngữ2.jpg

Ông Trần Trọng Hưng – Phó Trưởng ban Đề án Ngoại ngữ Quốc gia phát biểu khai mạc Hội thảo

 

Giáo viên là đội ngũ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ. Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các sở giáo dục và đào tạo luôn chú trọng triển khai các hoạt động bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ và đạt được kết quả nhất định. Ông mong muốn các chuyên gia trong và ngoài nước, các sở giáo dục và đào tạo, các trường đại học, cao đẳng, các giáo viên qua buổi Hội thảo tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Đề án Ngoại ngữ Quốc gia trong việc thực hiện các hoạt động quan trọng như rà soát, phát triển chương trình tài liệu ngoại ngữ, cung cấp các khóa đào tạo cho giáo vien tiếng Anh ở những trình độ khác nhau, đặc biệt cải tổ công tác đánh giá và kiểm tra.

Nguyên tắc, lý thuyết và thực tiễn trong kiểm tra đánh giá ngôn ngữ3.jpg

Ông Đỗ Tuấn Minh – Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ tại Hội thảo

 

Theo ông Đỗ Tuấn Minh – Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội là đơn vị đồng tổ chức Hội thảo quốc tế khảo thí lần thứ 6. Hội thảo được thành lập từ năm 2014, đến nay Hội thảo như 1 cơ hội để cho đội ngũ giáo sư, giáo viên, sinh viên ngôn ngữ trong các tổ chức, đơn vị đánh giá có cơ hội tích lũy, chia sẻ kinh nghiệm trong nghiên cứu và thực tiễn về đánh giá ngôn ngữ. Ông tin tưởng rằng thông qua Hội thảo, các nhà nghiên cứu, giáo viên, chuyên gia, học sinh trong đánh giá sẽ thu hoạch được nhiều kiến thức hữu ích trong lý thuyết và thực tiễn đánh giá ngôn ngữ cũng như mở rộng mối quan hệ trong lĩnh vực này.

Nguyên tắc, lý thuyết và thực tiễn trong kiểm tra đánh giá ngôn ngữ4.jpg

GS Barry O’Sullivan – Hội đồng Anh chia sẻ tại Hội thảo

 

Hội thảo diễn ra với các hội nghị chuyên đề, các bài thuyết trình poster, các phiên thảo luận toàn thể và các phiên thuyết trình song song. Các báo cáo được thuyết trình bao gồm các nội dung: Nguyên tắc, lý thuyết kiểm tra đánh giá ngôn ngữ (hướng tiếp cận mới, lý thuyết, giả thuyết, hoặc các quan điểm khác nhau trong kiểm tra đánh giá ngon ngữ….); Chính sách, đánh giá ngôn ngữ (quy trình hoặc định chính sách, tác động của chính sách về ngôn ngữ và đánh giá ngôn ngữ; nghiên cứu chính sách trong các bối cảnh khác nhau…); Thực tiễn kiểm tra đánh giá ngôn ngữ (xu hướng địa phương hóa và xu hướng toàn cầu hóa trong kiểm tra đánh giá ngôn ngữ; các vấn đề về phát triển năng lực khảo thí, chuẩn hóa; kiểm tra đánh giá trên máy; áp dụng công nghệ trong kiểm tra đánh giá…). Trong ngày 17/10, có các bài phát biểu của các chuyên gia gồm Diễn giả Barry O’Sullivan – Hội đồng Anh với chủ đề “Lý thuyết của tất cả mà cũng không hẳn là tất cả” và những nguyên tắc, chính sách và thực tế trong đánh giá ngôn ngữ.

Nguyên tắc, lý thuyết và thực tiễn trong kiểm tra đánh giá ngôn ngữ5.jpg

Phiên thảo luận toàn thể tại Hội thảo

 

Cùng với đó là các bài phát biểu toàn thể của các diễn giả bà Sara Cushing – Đại học Bang Georgia với chủ đề “Năng lực khảo thí cho giáo viên”.

Nguyên tắc, lý thuyết và thực tiễn trong kiểm tra đánh giá ngôn ngữ6.jpg

Sara Cushing – Đại học Bang Georgia với chủ đề “Năng lực khảo thí cho giáo viên”

 

Theo bà, năng lực khảo thí cho giáo viên là kiến thức và kĩ năng mà người giáo viên cần để thiết kế, triển khai và xác định giá trị các hoạt động kiểm tra đánh giá trong lớp học của họ. Năng lực này cũng cần thiết trong việc hiểu được vai trò mà những bài kiểm tra quan trọng đối với giáo viên và học sinh. Ngoài ra, bà còn cung cấp cho giáo viên một số chiến lược để hỗ trợ các thầy/cô giáo giảng dạy kỹ năng viết trong quá trình kiểm tra đánh giá trên lớp.

Nguyên tắc, lý thuyết và thực tiễn trong kiểm tra đánh giá ngôn ngữ7.jpg

TS Lorena Llosa – Đại học New York chia sẻ tại Hội thảo

 

Còn theo bà Lorena Llosa – Đại học New York thì việc kết hợp cả kiến thức và nội dung là một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực giáo dục ngoại ngữ. Dù có nhiều nỗ lực trong việc kết hợp ngôn ngữ và nội dung, những cách thức định nghĩa về năng lực ngôn ngữ có thể không thật sự có ích khi mà mục tiêu là phục vụ cho việc học nội dung môn học và phát triển ngôn ngữ người học. Thông qua đó, diễn giả trình bày cách tiếp cận khái niệm về năng lực ngôn ngữ tiếng Anh.