Chương trình GDTX môn tiếng Anh phải có ý nghĩa kết nối, học trong và ngoài nhà trường, liên tục và suốt đời.jpg

 

Theo TS Vũ Thị Thanh Nhã – Trưởng Khoa tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội), thành viên ban soạn thảo: nội dung dự thảo của "Chương trình GDTX môn tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dung cho Việt Nam" được biên soạn dành cho các đối tượng tham gia sinh hoạt ở các cơ sở GDTX trên cả nước như trung tâm GDTX, trung tâm GD nghề nghiệp – GDTX, trung tâm ngoại ngữ- tin học, trung tâm học tập cộng đồng và các cơ sở GD thực hiện chương trình GDTX.

Người học bao gồm một số nhóm chính thức như học sinh phổ thông, sinh viên và người đi làm có nhu cầu tiếng Anh thực hành phục vụ làm việc và học tập. Góp phần hình hành và phát triển năng lực giao tiếp ngoại ngữ của người học; phát triển năng lực tự học, tự nâng cao trình độ học vấn cũng như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.

Hướng tiếp cận phát triển năng lực giao tiếp cho người học thông qua hệ thống các chức năng và nhiệm vụ giao tiếp dưới hình thức các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết phù hợp với ngữ cảnh và tình huống giao tiếp cụ thể. Kiến thức ngôn ngữ là phương tiện để hình thành năng lực giao tiếp. Các kỹ năng giao tiếp và kiến thức ngôn ngữ được xây dựng trên cơ sở các chủ điểm và chủ đề phù hợp với nhu cầu, mối quan tâm và khả năng của người học nhằm đạt được các yêu cầu cần đạt quy định.

Chương trình được thiết kế đảm bảo tính linh hoạt và tính mở nhằm đáp ứng nhu cầu và khả năng học tập đa dạng của đối tượng người học với điều kiện dạy học tiếng Anh ở các địa phương; đảm bảo tính thiết thực góp phần giúp người học nâng cao khả năng làm việc và chất lượng cuộc sống. Được xây dựng và triển khai phù hợp với hình thức GDTX gồm hình thức học có hướng dẫn của giáo viên và các hình thức tự học.

Được xây dựng thành 6 bậc với các nội dung học tập hết sức chi tiết từ năng lực giao tiếp, kiến thức ngoại ngữ, hệ thống chủ điểm chủ đề. Nội dung dạy học cụ thể là các vấn đề ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp cho đến chủ điểm/chủ đề năng lực giao tiếp, trọng tâm kiến thức ngôn ngữ. Thông qua phương pháp GD với nguyên tắc chủ đạo của đường hướng dạy học ngôn ngữ giao tiếp. Trong đó chú trọng một số phương pháp GD đặc thù: Dạy học cá nhân hóa, Dạy học tích hợp, Phát triển năng lực tự học, Dạy học khai thác công nghệ thông tin, Vai trò của giáo viên, Vai trò của người học.

Đại diện Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục đại học, Vụ Pháp chế và các chuyên gia về tiếng Anh được mời tham gia phản biện chương trình đã có những ý kiến thấu đáo mang tính khoa học thể hiện tinh thần trách nhiệm cao. Với cái nhìn đa chiều, các ý kiến đã chỉ ra những điểm cần thay đổi, từ việc tên gọi cho chương trình đã được chưa, cần bổ sung về ngôn từ, phương pháp và nhiều nội dung kỹ thuật khác để Chương trình hoàn thiện đáp ứng tốt mục đích đề ra. 

Nêu ý kiến về chương trình, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho rằng: Ban soạn thảo cần lưu ý nội dung đưa ra đã đủ chưa. Câu chữ phải tích hợp, rõ nét, chắt lọc, tinh hoa. Chương trình khung thống nhất trên cả nước, quan điểm phải là định hướng chi phối, nội dung trọng điểm và phải có cái nhìn tổng quan. Xây dựng chương trình phải tiếp cận hướng mới, hoàn chỉnh tốt hơn, khu vực GDTX phải khác hơn GD phổ thông, đặc điểm người học, người dạy cũng khác với phổ thông. Đảm bảo ý nghĩa kết nối học trong  và ngoài trường, học liên tục suốt đời. Ban soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu thêm để ra sản phẩm chất lượng.