1. Đặt vấn đề
2. Nội dung
Bốn nhân tố chính trong khung lý thuyết này được phân tích và minh hoạ bằng kết quả của một số nghiên cứu gần đây về ứng dụng CNTT tại Việt Nam cũng như những nghiên cứu khác trên thế giới.
2.1. Lợi ích khi ứng dụng
2.2. Độ khó-dễ sử dụng
Độ khó-dễ sử dụng thường đề cập tới nhận thức của giáo viên đối với việc sử dụng CNTT. Ứng dụng nào được coi là dễ sử dụng sẽ được giáo viên ứng dụng thường xuyên hơn. Trong một nghiên cứu gần đây, tác giả Đặng Xuân Thu (2013)cho biết một danh mục những ứng dụng CNTT mà giáo viên ngoại ngữ của Việt Nam cho là dễ dùng và thường sử dụng, như: thư điện tử, soạn thảo văn bản, tìm kiếm thông tin mạng Internet, (VD: Google), tải xuống từ Internet (VD: chương trình Internet Download Manager), thuyết trình với PowerPoint, và trình duyệt Web (VD: Internet Explorer, Firefox).
Nhận thức của giáo viên về độ dễ sử dụng CNTT gắn liền với sự tự tin và năng lực CNTT; hai yếu tố này lại liên quan đến tập huấn sử dụng CNTT (Buabeng-Andoh, 2012). Nghiên cứu cho thấy những ai tham gia tập huấn sử dụng CNTT thường ít lo lắng khi sử dụng máy tính và thường coi CNTT là hữu ích và dễ sử dụng (Becta, 2004; Ng & Nicholas, 2013; Teo, 2011; Trucano, 2005). Suy luận ngược lại có lẽ cũng đúng.
2.3. Ảnh hưởng của xã hội
Giáo viên có quyền quyết định sử dụng CNTT hay không, tuy nhiên quyết định của giáo viên có thể chịu tác động của môi trường xung quanh (Grainger & Tolhurst, 2005). Có ba sức ép chính đối với việc ứng dụng CNTT của giáo viên ngoại ngữ ở Việt Nam (xếp theo thứ tự quan trọng): i) sức ép từ phía thế hệ học viên hiện nay, những người lớn lên cùng với CNTT (Dang, 2013); ii) sức ép từ suy nghĩ phải theo kịp đồng nghiệp (Dang, 2013); và iii) yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đòi hỏi phải ứng dụng CNTT trong lớp học (MOET, 2008a, 2008b). Ảnh hưởng của xã hội dường như cũng tạo ra một lực đẩy tích cực khiến giáo viên ứng dụng CNTT trong giảng dạy.
2.4. Điều kiện thuận lợi
Việc ứng dụng CNTT của giáo viên cũng dựa trên những điều kiện thuận lợi bao gồm niềm tin và thái độ của giáo viên, tập huấn CNTT và hỗ trợ của lãnh đạo. Nghiên cứu cho thấy những giáo viên có niềm tin và thái độ tích cực thường tích hợp CNTT nhiều hơn vào công tác giảng dạy, và ngược lại, những giáo viên thiếu niềm tin và có thái độ tiêu cực thường tránh ứng dụng CNTT (Drent & Meelissen, 2008; Ertmer et al., 2012; Fu, 2013; Mama-Timotheou & Hennessy, 2013; Ng & Nicholas, 2013; Sánchez, Marcos, González, & GuanLin, 2012).
Tác giả Đặng Xuân Thu (2013) lập luận rằng sự ủng hộ của lãnh đạo là một điều kiện quan trọng đối với việc lồng ghép CNTT tại Việt Nam nơi có khoảng cách quyền lực cao do ảnh hưởng của Nho giáo (Hofstede, Hofstede, & Minkov, 2010).
Sự ủng hộ của lãnh đạo thường được thể hiện qua mấy hình thức như: i) chính sách, tầm nhìn và hướng dẫn ứng dụng CNTT, giúp giáo viên nhận thức được mục đính sử dụng CNTT (Ng & Nicholas, 2013; Jef Peeraer & Van Petegem, 2011); ii) một hệ thống công nhận, khuyến khích, khen thưởng ứng dụng CNTT vào giảng dạy (Ng & Nicholas, 2013; Wastiau et al., 2013); iii) đầu tư thoả đáng vào thiết bị CNTT đảm bảo cho giáo viên có thiết bị CNTT để sử dụng (Ng & Nicholas, 2013; Son, Robb, & C-harismiadji, 2011).
Thiếu các điều kiện thuận lợi (như: thiếu thái độ tích cực, thiếu hỗ trợ của lãnh đạo, thiếu trang thiết bị và thiếu biện pháp khuyến khích) có thể là lý do dẫn đến việc giáo viên không ứng dụng CNTT (Ng & Nicholas, 2013).
2.5. Nhân tố điều tiết (tuổi, giới tính, kinh nghiệm & tự nguyện ứng dụng)
Tuổi tác, giới tính và kinh nghiệm giảng dạy có ảnh hưởng quan trọng tới việc giáo viên tham gia ứng dụng CNTT (Buabeng-Andoh, 2012; Scrimshaw, 2004). Khi tuổi, giới tính và kinh nghiệm được phân tích riêng biệt trong mối tương quan với việc ứng dụng CNTT, kết quả cho thấy nam giáo viên trẻ với ít kinh nghiệm thường ứng dụng CNTT nhiều hơn là nữ giáo viên, lớn tuổi, có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, khi tuổi, giới tính và kinh nghiệm giảng dạy được xem xét cùng một lúc trong mối quan hệ với các nhân tố như: năng lực CNTT, tập huấn sử dụng CNTT và niềm tin của giáo viên, lúc này có sự khác nhau mang tính phức tạp hơn là mối quan hệ trực diện như nêu ở trên. Ở Việt Nam, ứng dụng CNTT vẫn còn mang tính tự nguyện, do đó việc ứng dụng CNTT phụ thuộc vào quyết định của giáo viên (Ng & Nicholas, 2013).
Việc giáo viên không ứng dụng CNTT là do nhiều nhân tố như: thiếu các điều kiện thuận lợi (thiếu thiết bị và thiết biện pháp khuyến khích) và độ khó-dễ sử dụng (kỹ năng CNTT còn yếu). Tuy nhiên, có lẽ thách thức lớn nhất là khi giáo viên không tin vào lợi ích của CNTT (VD: mạng Internet làm cho học viên phân tích thông tin hời hợt và học rất nông, v.v…) (Carr, 2011; Hil, 2012).
3. Kết luận
Bài viết tập trung phân tích những nhân tố chủ yếu tác động tới việc ứng dụng CNTT của giáo viên ngoại ngữ tại Việt Nam. Có thể thấy từ phân tích nêu trên, bên cạnh nhận thức của giáo viên về lợi ích của CNTT cũng như ảnh hưởng của xã hội, để ứng dụng thành công CNTT vào dạy ngoại ngữ ở Việt Nam, có lẽ nên tập trung vào hai nhân tố sau:
§ Tập huấn CNTT, đặt trọng tâm vào cách sử dụng hiệu quả một số công cụ CNTT thích hợp theo hướng lấy học viên làm trung tâm; và
§ Sự ủng hộ của lãnh đạo, chú trọng vào việc phổ biến các chính sách CNTT, khen thưởng thoả đáng và theo hướng triển khai các thiết bị CNTT tại các lớp học.
Hiểu thấu đáo những nhân tố nêu trên rất có ý nghĩa đối với hai đối tượng chính là: i) các nhà hoạch định chính sách CNTT, để đầu tư đúng chỗ; và ii) giáo viên ngoại ngữ, giúp họ tận dụng tối đa các thiết bị CNTT hiện có để cải tiến chất lượng giảng dạy.
Chúng tôi cũng đề xuất cần nghiên cứu sâu hơn với sự tham gia của nhiều giáo viên hơn nữa trong toàn quốc nhằm vẽ nên một bức tranh tổng thể về các nhân tố tác động tới ứng dụng CNTT của giáo viên ngoại ngữ ở Việt Nam. Hơn nữa, các phương thức hiệu quả để tập huấn sử dụng CNTT cho giáo viên ngoại ngữ ở Việt Nam cũng cần nghiên cứu sâu hơn nữa để giáo viên tiếp cận nguồn tài liệu tập huấn mọi lúc, mọi nơi (tài liệu video, audio và in trên giấy) để ôn tập và xem lại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Becta. (2004). What the research says about using ICT in modern foreign languages. London.
- Buabeng-Andoh, C. (2012). Factors influencing teachers’ adoption and integration of information and communication technology into teaching: A review of the literature. International Journal of Education and Development using ICT, 8(1), 136-155. http://ijedict.dec.uwi.edu/viewarticle.php?id=1361
- Carr, N. (2011). The shallows: What the internet is doing to our brains. New York: Norton & Company.
- Dang, T. T. (2010). Learner autonomy in EFL studies in Vietnam: A discussion f-rom sociocultural perspective. English Language Teaching, 3(2), 3-9. http://www.ccsenet.org/journal/index.php/elt/article/view/6222
- Dang, X. T., Nicholas, H., & Lewis, R. (2012). Factors affecting ubiquitous learning f-rom the viewpoint of language teachers: A case study f-rom Vietnam. Ubiquitous Learning: An International Journal, 4(2), 57-68. http://ijq.cgpublisher.com/product/pub.186/prod.176
- Drent, M., & Meelissen, M. (2008). Which factors obstruct or stimulate teacher educators to use ICT innovatively? Computers & Education, 51(1), 187-199. doi: 10.1016/j.compedu.2007.05.001
- Ertmer, P. A., Ottenbreit-Leftwich, A., Sadik, O., Sendurur, E., & Sendurur, P. (2012). Teacher beliefs and technology integration practices: Examining the alignment between espoused and enacted beliefs. In J. König (Ed.), Teachers' Pedagogical Beliefs: Definition and Operationalisation-Connections to Knowledge and Performance-Development and Change (pp. 149-170). Munster: Waxmann.
- Fu, J. S. (2013). Complexity of ICT in education: A critical literature review and its implications. International Journal of Education and Development using ICT, 9(1), 112-125. http://ijedict.dec.uwi.edu/viewarticle.php?id=1541
- Grainger, R., & Tolhurst, D. (2005). Organisational factors affecting teachers' use and perception of information & communications technology. Paper presented at the Proceedings of the 2005 South East Asia Regional Computer Science Confederation (SEARCC) Conference-Volume 46.
- Hil, R. (2012). Whackademia: An insider's account of the troubled university: NewSouth Publishing.
- Hofstede, G., Hofstede, G. J., & Minkov, M. (2010). Cultures and organizations: Software of the mind (3rd ed.). New York: McGraw-Hill.
- Hue, L. T., & Ab Jalil, H. (2013). Attitudes towards ICT integration into curriculum and usage among university lecturers in Vietnam. International Journal of Instruction, 6(2), 53-66.
- Mama-Timotheou, M., & Hennessy, S. (2013). Developing a typology of beliefs and practices concerning classroom use of ICT. Computers & Education, 68(n/a), 380–387. http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0360131513001504 doi:10.1016/j.compedu.2013.05.022
- MOET. (2008a). The 14th draft strategy for education development of Vietnam for the period 2009-2020. Hanoi: MOET Retrieved f-rom http://vanban.moet.gov.vn/?page=1.15&script=viewdoc&view=856&opt=brpage.
- MOET. (2008b). Directive No.55/2008/CT-BGDĐT on 30 September, 2008 of the Ministry of Education and Training on strengthening ICT use in teaching and training in the educational system for the period 2008-2012. Hanoi: MOET Retrieved f-rom http://vanban.moet.gov.vn/?page=1.2&c2=CT.
- Ng, W., & Nicholas, H. (2013). A framework for sustainable mobile learning in schools. British Journal of Educational Technology, 44(5), 695–715. doi: 10.1111/j.1467-8535.2012.01359.x
- Peeraer, J. (2013). Looking in the future of ICT in education in Vietnam: Report on a panel survey of 2012. Hanoi: VVOB: VVOB.
- Peeraer, J., & Van Petegem, P. (2011). ICT in teacher education in an emerging developing country: Vietnam's baseline situation at the start of "The year of ICT". Computers & Education, 56(4), 974-982. doi: 10.1016/j.compedu.2010.11.015
- Sánchez, A.-B., Marcos, J.-J. M., González, M., & GuanLin, H. (2012). In service teachers’ attitudes towards the use of ICT in the classroom. Procedia-Social and Behavioral Sciences, 46(n/a), 1358-1364. http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1877042812014310 doi:10.1016/j.sbspro.2012.05.302
- Scrimshaw, P. (2004). Enabling teachers to make successful use of ICT (pp. 1-45). Coventry: Becta.
- Son, J.-B., Robb, T., & C-harismiadji, I. (2011). Computer literacy and competency: A survey of Indonesian teachers of English as a foreign language. CALL-EJ, 12(1), 26-42. http://eprints.usq.edu.au/18371/
- Teo, T. (2011). Factors influencing teachers' intention to use technology: Model development and test. Computers & Education, 57(4), 2432-2440. doi: 10.1016/j.compedu.2011.06.008
- Trucano, M. (2005). Knowledge maps: ICTs in education. Washington, DC: infoDev/World Bank.
- Venkatesh, V., Morris, M. G., & Davis, F. D. (2003). User acceptance of information technology: Toward a unified view. MIS Quarterly, 27(3), 425-478. http://www.jstor.org/stable/30036540
- Wastiau, P., Blamire, R., Kearney, C., Quittre, V., Van de Gaer, E., & Monseur, C. (2013). The use of ICT in education: A survey of schools in Europe. European Journal of Education, 48(1), 11-27. doi: 10.1111/ejed.12020