2. Khái niệm
a) Năng lực, năng lực chung, và năng lực ngoại ngữ
b) Kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
c) Kiểm tra đánh giá theo chuẩn đầu ra năng lực tiếng Anh
Tiếp cận một chiều, coi giáo viên là nguồn duy nhất truyền thụ kiến thức, còn học sinh là người lĩnh hội tri thức nên việc kiểm tra đánh giá vẫn tập trung nhiều vào việc ghi nhớ và tái tạo lại kiến thức đã dạy;
Chưa tạo nhiều cơ hội để kiểm tra đánh giá việc học sinh áp dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào mục tiêu giao tiếp thực thụ bằng tiếng Anh trong các tình huống thực tiễn của cuộc sống;
Chưa kiểm tra đánh giá được sự kết nối giữa cái đã biết và cái mới giữa các phân môn Thực hành tiếng;
Các công cụ đánh giá và dạng bài kiểm tra đánh giá chưa làm người học bộc lộ được các năng lực ngoại ngữ tiềm tàng của mình, chưa tạo cơ hội cho người học hình thành và phát triển các năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề…