ảnh lưu niệm 1.jpg

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS. Đào Ngọc Tiến - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương khẳng định, đại dịch Covid 19 đã tạo ra những thách thức không nhỏ cho các hoạt động dạy và học ngoại ngữ với đặc thù vốn có là rất cần những tương tác thực tế. Việc chuyển sang dạy và học trực tuyến đã ảnh hưởng trực tiếp đến vai trò của người dạy, người học, phương pháp dạy và học, ngữ liệu và đặc biệt là phương tiện công nghệ thông tin được áp dụng trong mỗi bài học. Ông nhấn mạnh, để có cái nhìn toàn diện hơn về thực trạng cũng như những tác động của đại dịch Covid 19 đến các hoạt động dạy và học ngoại ngữ, hội thảo này là diễn đàn cho các giảng viên, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, học viên, sinh viên, nghiên cứu sinh trao đổi học thuật về nghiên cứu trong lĩnh vực ngôn ngữ, các phương pháp giảng dạy ngoại ngữ, đặc biệt là ngoại ngữ thương mại. Hội thảo cũng là nơi đề xuất chính sách, giải pháp nhằm đổi mới và cải tiến các phương pháp giảng dạy, học tập ngoại ngữ và ngoại ngữ thương mại trong các trường đại học, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid 19.

PHT.jpg

PGS.TS. Đào Ngọc Tiến - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương phát biểu khai mạc

Đồng phát biểu khai mạc, TS. Nguyễn Thị Mai Hữu - Trưởng ban Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia - Bộ Giáo dục và Đào tạo hoan nghênh việc 3 Trường Đại học cùng phối hợp tổ chức hội thảo chuyên môn uy tín này. Bà mong rằng hội thảo sẽ là một diễn đàn học thuật để các nhà khoa học, giảng viên, các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng nhau trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, bài học thực tiễn và đề xuất các kiến nghị, giải pháp đối với việc dạy, học và nghiên cứu ngoại ngữ trong và sau đại dịch Covid 19. Bà cũng cho rằng hội thảo là cơ hội rất tốt để kết nối cộng đồng ngoại ngữ tại Việt Nam.

TB sửa.jpg

Nguyễn Thị Mai Hữu -Trưởng ban BQL Đề án NNQG - Bộ Giáo dục và Đào tạo

Cũng tại hội thảo, PGS. TS Bùi Hữu Đức - Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Thương mại nhấn mạnh chủ đề có tính thiết thực và kịp thời của hội thảo năm nay, đồng thời khẳng định hội thảo là một diễn đàn chuyên môn có uy tín giúp tăng cường sự liên kết, giao lưu giữa các cơ sở giáo dục đại học khối ngành kinh tế - kinh doanh có giảng dạy các ngôn ngữ chuyên ngành. Nhân dịp này, ông cũng bày tỏ mong muốn các đại biểu tham dự hội thảo sẽ cùng nhau trao đổi, thảo luận dựa trên 3 câu hỏi mà Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã đặt ra trong một hội thảo quốc gia được tổ chức tại Trường ĐH Thương mại vừa qua, đó là: Làm thế nào để mỗi người nhận thức được tính cấp thiết của việc học tập nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng ngoại ngữ? Làm thế nào để mỗi người thấy thích thú và hào hứng với việc học ngoại ngữ? Và Làm thế nào để các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng được các điều kiện cần thiết để phục vụ dạy và học ngoại ngữ?

Bùi Hữu Đức.jpg

PGS. TS. Bùi Hữu Đức - Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Thương mại

Tại Hội thảo, các đại biểu đã lắng nghe 2 tham luận đề dẫn của 2 diễn giả chính gồm: Tham luận của GS. TS. Nguyễn Văn Khang - Tổng biên tập Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống về "Giảng dạy ngoại ngữ ở đại học trong tình hình hiện nay: Từ lý thuyết đến thực tiễn". Tham luận đã trình bày một số khái niệm cơ bản và cách hiểu về ngoại ngữ, giảng dạy ngoại ngữ từ lý thuyết ngôn ngữ học và lý thuyết dạy tiếng, thực tiễn giảng dạy ngoại ngữ ở các trường đại học Việt Nam và một số kiến nghị.

Nguyễn Văn Khang sửa.jpg

TS Nguyễn Văn Khang - Tổng biên tập Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống

Tham luận của Ông Stuart Connor - Giám đốc kiểm định phụ trách khu vực Châu Á và Trung Quốc đại lục, Tổ chức giáo dục Pearson (Vương quốc Anh) về "Làm thế nào để những đánh giá trên nền tảng số có thể giúp đẩy nhanh con đường tới sự thông thạo ngoại ngữ". Tham luận đã đưa ra lý do vì sao kiểm tra, đánh giá là một phần quan trọng của một hành trình học tiếng Anh hiệu quả, làm cách nào các dữ liệu có được từ đánh giá kỹ năng tiếng Anh có thể giúp giảng viên đưa ra quyết định xếp lớp cũng như hướng dẫn giảng dạy phù hợp cho từng cá nhân người học, từ đó giúp người học đạt được mục tiêu ngôn ngữ của mình. 

Stuart connor.jpg

Ông Stuart Connor - Giám đốc kiểm định phụ trách khu vực Châu Á và Trung Quốc đại lục, Tổ chức giáo dục Pearson (Vương quốc Anh)

Bên cạnh đó, hội thảo cũng đã lắng nghe 3 tham luận đến từ các giảng viên của 3 trường gồm: Trường ĐH Thủ đô với tham luận “Giảng dạy trực tuyến kỹ năng giao tiếp thương mại trong đại dịch Covid 19 tại Trường ĐH Thủ đô Hà Nội”; Trường ĐH Thương mại với tham luận “Những khó khăn và giải pháp giảng dạy học phần văn hóa và nghi thức thương mại tại trường ĐH Thương mại trong bối cảnh đại dịch Covid 19” và Trường ĐH Ngoại thương với tham luận “Khả năng áp dụng mô hình blended learning thời kỳ hậu Covid 19 đối với chuyên ngành Tiếng Nhật Thương mại tại Trường ĐH Ngoại thương - Từ thực tế giảng dạy học phần Đàm phán thương mại”. 

Tiếp đó, các đại biểu tham dự hội thảo đã tiến hành thảo luận sôi nổi về các vấn đề xoay quanh chủ đề hội thảo như: Những khó khăn, thách thức cùng các cơ hội đối với công tác dạy, học và nghiên cứu ngoại ngữ trong và sau đại dịch Covid 19; Phương pháp dạy, học và nghiên cứu ngoại ngữ trong bối cảnh mới; Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ; Đổi mới học liệu, chương trình, nội dung đào tạo ngoại ngữ; Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên dạy ngoại ngữ; Xây dựng môi trường học tập ngoại ngữ linh hoạt, sáng tạo, liên kết hợp tác với các tổ chức giáo dục, doanh nghiệp trong và ngoài nước trong dạy và học ngoại ngữ... 

Thảo luận 3.jpg

Đại biểu thảo luận tại Hội thảo

Thảo luận 4 sửa.jpg

Đại biểu thảo luận tại Hội thảo

Thảo luận 6.jpg

Đại biểu thảo luận tại Hội thảo

Phát biểu kết luận hội thảo, PGS. TS. Đào Ngọc Tiến một lần nữa khẳng định ý nghĩa và giá trị thực tiễn của hội thảo đối với công tác giảng dạy và nghiên cứu ngoại ngữ trong bối cảnh mới hiện nay. 

tặng quà sửa.jpg

PGS. TS Đào Ngọc Tiến – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương tặng quà cho các đại biểu khách mời.